Những tâm sự này, thỉnh thoảng đôi khi có những bức xúc gì thì, con chỉ biết tâm sự vớ Mẹ thôi, ngoài Mẹ ra con thật tình không biết tâm sự với ai, vì nếu con tâm sự với ai đó thì lặp tức sẽ bị họ chụp mũ liền nếu họ là những người không cùng quan điểm. Không phải là con sợ họ chụp mũ cho mình đâu, mà con sợ mình sẽ là nguyên nhân để cho họ nuôi lớn hận thù và vô minh tà kiến tội cho họ, nên không tâm sự với họ thế thôi! đó cũng là điều con không muốn tạo ra; hay họ có cùng quan điểm đi nữa nhưng họ cũng bất lực như con, họ chỉ là những thiểu số, nên không giải quyết được gì hết; còn riêng đối với mẹ con không sợ mẹ chụp mũ cho con đâu vì: thứ nhất mẹ có tấm lòng bao dung rộng lượng, tấm lòng từ bi vô lượng coi tất cả mọi người như con đỏ của minh rồi, thứ hai, mẹ có chụp lên đầu con bất cứ loại mũ nào đi nữa thì, con cũng coi đây như là một vinh hạnh cho đời con, vì chắc chắn con biết rằng những cái mũ mẹ chụp lên đầu con là những cái mũ luôn luôn câu hữu với Giải Thoát nên con không sợ; thứ ba vì trên đầu con đã có mũ GIẢI THOÁT của Đạo Sư con rồi giờ mẹ có chụp thêm cũng không dư và, có lấy ra cũng không bớt đi cái mũ Giải thoát của con, nên con chỉ an lòng đối với Mẹ và Bổn sư của con thôi. Bỡi vậy trước khi con lên đường đi Tây Trúc, những ý niệm chuẩn bị cho công việc Tây Trúc quá tràn đầy sung mãn, nó cứ muốn chực tuôn trào ra đây, con không biết làm sao hơn là tâm sự với mẹ trước những điều con sẽ chuẩn bị trình lên đức Đạo sư của con. Và ở đây con chỉ trình sơ qua cho mẹ biết là con sẽ làm những công việc như vầy: Con sẽ trình lên đức Đạo Sư về nội tình Phật Giáo Việt Nam của con, những chia rẽ mất mát, nát tan hủ hóa, đi ngược lại con đường Chánh Pháp Giải Thoát của Người đáng lý sẽ không xảy ra; nhưng sự thật lại làm cho đau lòng. Những điều này con đã từng rỉ rả bên tai mẹ rất nhiều, có lẽ vì con nói nhiều quá nên trở thành không công hiệu chăng? Hay vì Cộng nghiệp của Phật Giáo Việt nam đã đến lúc phải trải qua số kiếp như vậy?!!! Sau nữa con sẽ tìm hiểu lại Tiểu sử của đức Đạo Sư qua những thực tế chiêm bái, những nơi mà đức Đạo sư thường hiện diện cùng chúng Tăng qua sinh hoạt hằng ngày qua địa lý thực tế cùng những liên hệ thời gian và không gian, chúng đã tác động thế nào đối với Giáo lý Trí Tuệ - Giải Thóat của Ngài để bổ sung hoàn chỉnh hơn theo những điều đã học hỏi qua sách vở Thầy bạn. Đó là hình thức những điều mà con sẽ trình lên đức Đạo Sư, Còn nội dung chi tiết con chỉ trình bày đầy đủ nhiều điều hơn qua chuyến Tây du này với đức Đạo Sư mà thôi, ở đây con chỉ tóm lược như vậy mong Mẹ hiền Quán Âm thông cảm cho con. Kính lạy Mẹ từ bi vô lượng bái.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Trước khi chúng tôi bước vào ký sự chính thức, chúng tôi xin có đôi lời Cảm ơn tất cả mọi thành viên trong đoàn đã hổ trợ nhau trên tinh thần lục hòa suốt thời gian chiêm bái và, sau nữa là có những lời cảm ơn chính thức đối với năm vị trong đoàn đã có công trực tiếp trong việc giúp đỡ hướng dẫn, trực tiếp bỏ công và sức cùng tài chánh cho đoàn trong lúc chiêm bái đó là quý Thầy: Thích Pháp Tịnh, Thích Pháp Uyển, Thích Pháp Ấn, Thích Pháp Quang cùng sư cô Thích nữ Minh Thái. Những vị ân nhân đã tận tụy giúp đỡ phái đoàn, từ việc làm hội chiếu, visa, đến việc post máy bay và chuẩn bị lo ăn uống cho đoàn như Thầy Pháp Ấn, Pháp Uyển tại Việt Nam, những vị đã giúp đỡ việc đón tiếp đoàn, đặt chỗ trước khách sạn, đặt mua vé tàu hỏa, cùng việc thuê bao xe cộ đi về, và lo việc ăn uống trực tiếp cho đoàn là quý Thầy Pháp Tịnh, Pháp Quang và Cô Minh Thái tại Ấn độ. Đặt biệt là Thầy Pháp Tịnh, ngoài những sự giúp đỡ trên, Thầy còn là người làm hướng dẫn viên thuyết trình đầy đủ mọi chi tiết về những nơi đoàn đến chiêm bái, rất có nhiều điều mới lạ mà trong đoàn chúng tôi chưa từng biết đến và, cũng còn một nhân vật đặt biệt thứ hai nữa là chú Pháp Quang, người từ Đan Mạch qua trước để đón đoàn và bỏ ra rất nhiều công sức, trong đó việc chăm sóc sức khỏe đau ốm, nước nôi, kể cả tịnh tài cúng dường cho cả đoàn; chúng tôi nghĩ rằng đây quả thật là một phước đức lớn mà đoàn chúng tôi vớ được, biết thế nên đoàn rất ư là trân trọng và cảm kích khôn cùng. Ngoài quý Thầy quý cô chính thức trực tiếp giúp đỡ đoàn ra, đoàn cũng được tất cả quý Thầy quý cô đang theo học, học vị Tiến sĩ tại Ấn Độ trong đó có quý Thầy quý cô trong Ban Biên Tập Nguyệt san PHÁP LUÂN tiếp đón thăm hỏi đoàn và tiễn chân đoàn lúc ra về. Những sự ưu ái thân thương lo mọi việc cho đoàn là một nghĩa cử cao đẹp chúng tôi không làm sao nói hết được ngoài việc viết lên đây những lời cảm ơn chân tình và cầu chúc Quý Thầy Cô nổ lực tinh tấn hoàn thành bản nguyện học hành của mình cho một tương lai trong việc tiếp nối giềng mối đạo Pháp và dân tộc của mình một ngày càng thên sáng tỏ rạng ngời hơn những bậc đàn anh đàn chị của quý vị đã làm. Thay Mặt Hòa Thượng Trưởng đoàn Thích Minh Tâm cùng quý Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni cùng quý nam nữ Phật tử trong đoản, thành thật cảm ơn tất cả.
Những vị mà chúng tôi muốn trực tiếp cảm ơn, ở đây chỉ vắng mặt cô Minh Thái

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Sau khi chúng tôi lo các thủ tục làm các thứ giấy tờ như passport, visa và việc post vé máy bay ra đi, thì những cảm giác vừa vui vừa lo bắt đầu xuất hiện. Vui vì một đời tâm niệm là làm sao đến được tận nơi sản sinh ra một bậc Thầy cho cả Trời-Người để chiêm bái lễ lạy, mà một đời mình ngưỡng mộ và qui kính không những của riêng mình mà hàng nghìn hàng triệu người trên thế giới đã đang và sẽ qui kính trước chủ trương Nhân Bản lấy con người làm trọng tâm cho việc thể hiện cuộc sống của riêng mỗi người qua chức năng tự tác tự thọ và, bằng cách nào để thoát khỏi những hậu quả ràng buộc phát sinh ra khổ đau từ chúng để đạt được một cuộc sống an vui giải thoát. Còn một chút lo vì sẽ không biết mình có đi lọt hay không khi qua cửa khẩu Tân Sơn Nhứt! Do đó những buồn lo đôi khi cũng bất chợt xuất hiện. Nhưng nói đi nói lại thì niềm vui vẫn chiếm trọn cả trái tim vì cho dù không đi được đi nữa, chúng tôi cũng đã dự trù chấp nhận tất cả mọi rủi ro nếu có trong cuộc sống có thể xảy ra, vì vậy cho nên tâm lý không còn những khúc mắc, nếu có trong những xung đột lấy bỏ; thành thử, dù chúng có xuất hiện đi chăng nữa cũng trở thành nhẹ nhàn và ra đi một cách chóng vánh mà thôi.

Vào lúc 11.25 ngày 22/01/2008 (AL) tức la ngày 28/02/ 20008 (DL) là ngày phái đoàn chúng tôi sẽ bắt đầu khởi hành đi xa cho chuyến chiêm bái Phật tích đầu tiên của chúng tôi; vì vậy sau khi tôi lo làm lễ đại tường ngày 21/01 cho thân mẫu tôi tại chùa An Linh xong, chúng tôi trở về lại Già Lam để chuẩn bị lo hành trang trước ngày ra đi. Hành trang của chúng tôi ngoài hành trang cá nhân dành cho mọi người ra như: Hai bộ đồ thay đổi, y hậu xâu chuỗi, kem bàn chải đánh răng, khăn lau, máy ảnh, quyển vở ghi chép v.v... Trong đó chúng tôi theo lời của những vị đã từng đi chiêm bái rồi, nhất là Thầy Pháp Uyển từ Ấn Độ về nhân chuyến về xin làm passport du học đã mãn hạn trở lại và ăn tết tại quê nhà, Thầy đã cho chúng tôi những thông tin thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi; ngoài những hành trang cá nhân thường dùng cho hằng ngày ra chúng tôi cũng chuẩn bị mang theo đồ ấm, vì khí hậu vào lúc bấy giờ đang lạnh trên toàn cầu và, Ấn Độ cũng đang chịu ảnh hưởng chung là đang lạnh, nhất là vào ban đêm, và cũng cần mang theo Trầm hương để dâng lên đức Thế Tôn khi đoàn hành lễ, cùng những loại lương thực khô được Đại Đức Thích Quảng Việt lo chu đáo như: Mức rong, mè muối đậu rang, canh chua khô nếu có và, phomat v.v... dùng đủ cho hai tuần lễ, còn những đồ ăn rau cải tươi sống chúng ta có thể mua tại chỗ. Nhưng có một đều mà chúng tôi ân hận nhất là dù đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, nhưng không hiểu sao cuối cùng Trầm hương đồ lễ chính lại quên không đem theo; may mà có Đại Đức Thich Pháp Đăng có mang theo nên đoàn chúng tôi cũng đỡ áy náy phần nào về việc này. Chúng tôi thành thật cảm ơn Đại Đức Thích Pháp Đăng vạn lần như vậy vẫn chưa đủ. Đó là những việc cần làm trước khi chúng tôi lên đường và, những cảm xúc có được vào những giờ phút trước khi lên phi cơ dành trọn cho mọi thành viên trong chuyến chiêm bái lần đầu tiên này, vì một đời người, không ai là người con Phật mà không ao ước vui mừng cho mình được đến đất Phật để chiêm bái ít nhất là một lần.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 13/03/2008:
Tại New Delhi.
06.00: Điểm tâm.
07.00: Tham quan Buddha park (công viên Phật) thuộc khuôn viên trường Đại học Delhi.
08.00: Thăm trường Đại học Delhi.
11.30: Thọ trai.
14.00 Shopping/thăm viếng người quen.*
18.00: Tiểu thực.
19.30: Khởi hành đi sân bay New Delhi.
21.00: Làm thủ tục trước khi lên phi cơ.
Ngày 14/03/2008:
Quá cảnh Thái lan và trở về Việt nam.
00.05: Máy bay cất cánh.
!0.30: Máy bay hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhứt.
* Những mục có dấu "*" là quyết định của quý Ôn và quý Thầy trong đoàn.
Kính chúc chuyến đi an lạc và thành công.!

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 11/03/2008:

New Delhi - Delhi tour.

06.30: Tàu đến New Delhi.

07.30: Nhận phòng khách sạn Potala Guest House.

08.00: Điểm tâm.

10.00: Tham quan viện bảo tàng quốc gia, đảnh lễ Xá-lợi đức Phật được tôn trí trong viện bảo tàng và, tham quan khải hoàn môn (Indian Gate.)

12.00: Thọ trai.

13.00: Nghỉ ngơi.

14.00: Thăm chùa Hoa sen (Lotus temple)

17.00: Thăm mộ Thánh Gandhi (nơi hỏa thiêu ngài)

19.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 12/03/2008:

Tham quan Tajmahal (Một trong bảy kỳ quan thế giới)

04.30: khởi hành.

07.00: Điểm tâm trên xe.

8.30: Tham quan Tajmahal.

11.00: Thọ trai.

12.00: Tham quan Agra Ford thủ đô cũ của India.

14.00: Khởi hành về lại New Delh18.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 09/03/2008:

Sravasti -Varanasi (Ba-la-nại)

05.00: Điểm tâm.

06.00: Viếng thăm tháp ngài Vô Não (Algulimala).

07.00: Nhà trưởng giả Anāthapiṇḍada (Tu Đạt còn gọi là Cấp Cô Độc).

08.00: Chiêm bái Tịnh Xá Kỳ Hoàn (Jatavana Vihara).

- Hương thất Thế Tôn.

- Giảng đường và Pháp tòa Thế Tôn.

- Giếng nước đức Phật và 2500 vị Tỳ-kheo dùng hằng ngày.

- Thăm và đảnh lễ cây Bồ-đề do ngài A-nan trồng.

10.30: Khởi hành đi Varanasi.

11.30: Thọ trai.

14.30: Viếng thăm Ca-tỳ-la-vệ (Capilavasti) của Ấn Độ trên đường đi đến Varinasi.

18.00: Đến Varinasi.

18.30: Nhận phòng tại khách sạn Surya tại Varinasi, bên dòng sông thiêng Ganga.

19.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 10/03/2008:

Varinasi, nơi đức Phật chuyển bánh xe Pháp lần đầu tiên tại Sarnath (Lộc Uyển: Vườn nai).

05.00: Đón bình minh trên sông Hằng (Ganga river)

07.00: Điểm tâṃ

08.00: Viếng thăm cổ tháp Dhamekh, nơi đức Phật gặp lại năm anh em Kiều Trần Như.

08.30: Thăm vườn Lộc Uyển (Sarnath).

10.00: Thăm chùa vàng của Shrilanka và, tượng đức Phật cùng năm anh em Kiều Trần Như.

11.00: Tham quan viện bảo tàng Ba-la-nại

12.00: Thọ trai.

13.00: Check out khách sạn

13-30: shopping (mua quà Phật tích và lụa Varanasi.)

16.00 Ra ga tàu hỏa trở về New Delhi.

19.00: Khởi hành đi New Delhi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 07/03/2008:

Lambini tại Nepal

06.00: Điểm tâm

07.00: Viếng thăm thành Ca-tỳ-la-vệ (Kapilavastu), vương quốc của Vua Tịnh Phạn:

- Thăm cửa thành phía Đông, nơi Thái Tử đi xuất gia.

- Giếng nước sinh hoạt của Hoàng gia (Tịnh Phạm vương)

- Đền thờ nơi Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Maya thường chiêm bái lúc sinh thời (hiện tại đã bị đạo Hindu chiếm giữ tế tự.

- Tượng con ngựa Kiền Trắc (đã bị chôn vùi dưới lòng đất)

- Mộ của vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Maya.

10.00: Thăm vườn xoài do vua Tịnh Phạn dâng cúng Phật và, cũng là nơi Tôn giả La-hầu-la (Rahula) xuất gia.

11.00: Thăm và đảnh lễ trụ đá nơi ghi dấu nơi đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni và bảy đời đức Phật quá khứ cũng đã từng đản sinh nơi này.

12.00: thọ trai.

13.00: nghỉ trưa.

14.30: Thăm tháp Hòa Bình (Nhật bản) và các chùa của các nước trên thế giới tại lambini.

17.00: Thăm lại Lambini và chào tạm biệt.

18.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 08/03/2008:

Nepal - Xá Vệ thành (Sravasti)

05.00: Điểm tâm.

06.00: Khởi hành.

07.30: Làm thủ tục qua biên giới Nepal về lại India (Ấn Độ).

08.30: Khởi hành đi Sravasti.

11.30: Thọ trai (dưới bóng mát trong một vườn xoài) trên đường đi.

15.30: Đến Sravasti.

16.00: Nhận phòng nghỉ tại chùa Hàn Quốc..

18.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 05/03/2008:

Bodhgaya - Vaishali (Tỳ-xá-ly) - Kushinagar (Câu-thi-na)

04.00: Điểm tâm

05.00: Khởi hành

10.00: Tới Vashali:

- Viếng nhà vòm, nơi phân chia Xá-lợi Phật

- Viếng nền Tịnh xá Ni cũ, nơi nhận nữ giới xuất gia và, nơi Ni đoàn đã từng lưu trú. Tại đây có chùa Kiều-đàm-di (Việt Nam)

- Thăm rùng Đại Lâm (Nơi Thế Tôn an cư mùa cuối cùng):

+ Trụ đá Vua A Dục (Aśoka) chỉ hình một đầu sư tử hướng về Kushinagar.

+ Tháp thờ nửa phần Xá-lợi Ngài A-nan

+ Nơi khỉ dâng mật cho đức Phật

+ Ao do khỉ, gấu, voi đào để lấy nước cúng dường Phật.

12.00: Thăm chùa Kiều-đàm-di và thọ trai tại đây

13.30: Khởi hành đi Kushinagar

18.00: Nhận phòng khách sạn (chùa Linh Sơn Sư cô Thích nữ Trí Thuận VN) tại Kushinagar

19.00 dùng tiểu thực

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 06/03/2008:

Kushinagar - Lumbini (Lâm-tỳ-ni)

05.30: Điểm tâm

06.00: Đảnh lễ Đại Tháp Niết-bàn và Đại tượng Phật Nhập Diệt (Tụng kinh Di Giáo)*

07.30: Thăm rừng Kushinagar, giếng nước và cây Sa-la (nhặt lá Sala)

08.00: Đảnh lễ Tháp Trà Tì (hỏa thiêu) kim thân dức Phật

09.00: Thăm nơi đức Thế Tôn thọ bát nước lần cuối.

10.00: Xe khởi hành đi Nepal

12.00: làm thủ tục qua biên giới Sounali (India -Nepal)

12.00: Thọ trai trên xe

13.00: Xe khởi hành đi Lambini

15.00: Nhận phòng và nghỉ ngơi tại chùa Việt Nam

16.00: Chiêm bái Lambini, nơi Thái tử Tất-đạt-đa đản sinh

19.00: Dùng tiểu thực

21.00: Nghỉ ngơi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Ba, 18 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 02/03/2008:

Bodhgaya đi Rajgir (Vương Xá thành)

05.00: Khởi hành.

08.30: Đến Núi Linh Thứu (Gridhrakuta) điểm tâm trước khi leo núi:

- Tháp Hoà Bình

- Đỉnh núi Linh Thứu

- Hang động nơi tu của Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục Kiền Liên

11.00: Nền ngục, nơi vua A-xà-thế giam cha vua Tần-bà-sa-la (Bimbisala)

11.30: Thăm Trúc lâm Tịnh xá (Veluvana) và thọ trai tại đây.

13.00 Thăm động Thất Diệp (Saptaparni Cave), nơi kết tập kinh luật lần đầu.

15.00: Thăm trường Đai học Nalanda và nhà tưởng niệm ngài Huyền Trang

16.30: Về lại Bodhyana

19.30: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 03/03/2008:

Tại Bodhyana (Bồ-đề Đạo Tràng)

05.00: Công phu khuya và kinh hành tại Đại Tháp*

07.00: Điểm tâm

08.oo: Viếng đền thờ nàng Sujata (Tu-xà-đề)

09.00 Viếng nên nhà ba anh em ngài Ca Diếp

10.00: Viếng sông Ni Liên Thiền (Niranjana river), và đền thờ người nông phu dâng bó cỏ Cát tường cho Thái tử Tất-đạt-đa.

11.00: Thọ trai

13.00: Thăm Khổ Hạnh Lâm (Dhungesh Wari)

18.00: Tiểu thực

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 04/03/2008:

Ngày nghỉ ngơi của Đoàn tại Bồ-đề Đạo Tràng để dưỡng sức mà lên đường (ngày này đoàn có thể shopping, tụng kinh, kinh hành và tu tập tuỳ ý tại Đại Tháp).

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Chương trình chiêm bái Phật tích từ ngày 28/02/2008 đến ngày 14/03/2008 được Đđ. Thích Pháp Tịnh một Tăng sĩ đang theo học cấp vị Tiến sĩ tại Ấn Độ soạn và sẽ đích thân hướng dẫn phái đoàn chiêm bái các Thánh tích Phật giáo tại đây:

Ngày 28/02/2008:

11.25: Khởi hành tại sân bay Tân Sơn Nhất

22.45: Đón đoàn tại sân bay New Dehli

11.30: Ngủ tại khách sạn Potala Guest House

Ngày 29/02/2008:
New Dehli - Bodhgaya (Bồ-đề Đạo Tràng)

07.00: Điểm tâm

08.oo: Đồi tiền USD ra Rupees

10.30: Ngọ trai

11.30: Ra ga tàu hoả New Delhi

14.00: Tàu khởi hành đi Bodh Gaya

18.00: Tiểu thực nhẹ trên tàu

Ngày 01/03/2008:
Tại Bodhgaya (Bồ-đề Đạo Tràng)

07.30 nhận phòng tại khách sạn Mahayana

08.00: Điềm tâm

09.00: Chiêm bái tại tháp Đại Giác (Bô-đề Đạo Tràng), cây Bồ-đề và, thăm viếng các Thánh tích trong khuôn viên Đại tháp.

11.30: Ngọ trai

14.000: Thăm chùa Việt nam và chùa các nước trên thế giới ở quanh vùng Bồ-đề Đạo Tràng.

18.00 Tiểu thực

19.00: Kinh hành hoặc tụng kinh tại Đại Tháp*

21.30: Nghỉ ngơi
(còn tiếp)

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Hai, 17 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Hình ảnh đoàn được ghi lại trước thềm khách sạn Mahayana tại Bồ-đề Đạo tràng.

Phái đoàn chúng tôi gồm có Hoà Thượng Thích Minh Tâm trưởng đoàn và, các đoàn viên gồm có: Thượng toạ Thích Đức Thắng, Thượng toạ Thích Phước Chánh, TT. Thích Huệ Thành, Đđ. Thích Pháp Đăng, Đđ. Thích Thông Đạt, Đđ. Thích Quảng Việt, Đđ. Thích Quảng Khương, Đđ. Thích Pháp Uyển và sư cô Thích nữ Tâm Hoa cùng các Phật tử nam nữ cư sĩ tại gia như: Hoàng văn Lợi, Ngô thị Quí, Nguyễn thị Châu, Hứa tú Quỳnh cùng hai nữ Phật tử tại gia Lương thị Minh, Hồ hữu Hạnh, hai vị này và sư cô Tâm Hoa vì hảng máy bay Thai Airways hết chỗ nên phải post vé bên hảng Hàng không Malaysia, đi trước chúng tôi một ngày qua Ấn Độ, nơi đây sẽ có Đđ. Thích Pháp Tịnh đang du học tại Ấn Độ và chú Pháp Quang từ Đan Mạch qua trước đón họ đưa về khách sạn Potala Guest House và, sau đó cũng sẽ đón đoàn chúng tôi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Thật bất ngờ chuyến chiêm bái Phật tích cho riêng cá nhân tôi, vì trước đó chúng tôi không bao giờ nghĩ đến sẽ có ngày ra đi như vậy. Thứ nhất vì lý lịch cá nhân bị nhà nước Cộng sản chiếu cố về vấn đề GH. Phật giáo thống nhất, thứ hai vì vấn đề khó khăn tốn kém tiền bạc trong việc xin passport phải qua không biết bao nhiêu cửa: từ Giáo hội, tôn giáo, mặt trân, cho đến công an, từ địa phương lên đến trung ương và, phải có những điều kiện được họ đưa ra, nếu chấp thuận thì họ sẽ cấp hội chiếu (passport) cho, dù là diện du học hay du lịch, điều này chỉ dành cho những vị nào có liên hệ đến Phật Giáo Quốc doanh thì sẽ được hưởng, còn ngoài ra không phải Phật giáo Quốc doanh thì dứt khoát không được hưởng, đó là những quy định bất thành văn trước đây khi còn là thời bao cấp; thứ ba vì vấn đề tài chánh. Nhưng cuối cùng trong hiện tại vì vấn đề hội nhập làm ăn với cộng đồng Quốc tế và những mối lời từ những đồng Dollar Việt Kiều các nước đổ về qua các chuyến du lịch và gởi về cho người thân trong nước, nên buộc họ phải đổi mới và, vài năm gần đây nhất việc cấp passport không còn qua nhiều cửa nhiều chữ ký, nhiều tiền bạc lo lót, từ dưới địa phương lên đến trung ương của GH. và nhà nước nữa. Sự việc này chúng tôi cũng chỉ mới biết qua nhờ quý Thầy đã đang đi du học và đi du lịch cho biết và, cũng chính nhờ Thầy Pháp Uyển và Thầy Pháp Ấn mua giấy tờ xin cấp passport phổ thông cho chúng tôi và, bảo Ôn cứ điền vào giấy này, và chụp hình đem xuống số 01 đuờng Nguyễn Du nộp thử, nếu được thì Ôn đi Ấn Độ với tụi con, còn không thì thôi chứ có sao đâu! Trong khi chúng tôi còn đang lưỡng lự có nên làm passport hay không thì quý thầy đã ghi tên tôi trong danh sách post vé máy bay trước rồi nên cuối cùng chúng tôi cũng làm thử, và mọi việc sau đó như nộp hồ sơ xin passport đã được họ nhận và phải chờ đến 10 ngày hôm sau mới biết có kết quả? Vì chúng tôi làm passport cận ngày tết phải đợi đến ngày 12 tháng 2 (ngày mồng 6 tết) mới biết kết quả. Đúng như ngày giờ đã hẹn trong biên nhận, chúng tôi đến Sở xuất nhập cảnh số 01 Nguyễn Du, chỉ cần trong vòng 15 phút đã nhận được passport, thế là mọi việc ban đầu đều được hanh thông.
Đó là những bước đầu, sang bước thứ hai vẫn còn những rắc rối trong ngày khởi hành, vì quý Thầy không biết ngày 21 tháng giêng là ngày lễ Đại Tường thân mẫu chúng tôi nên đã post vé máy bay khởi hành vào ngày 20 tháng giêng, nên khi hỏi ra mới biết nếu đi vào ngày 20 tháng giêng thì chúng tôi sẽ không đi được, còn nếu dời được vào hai ngày tức ngày 22 thì chúng tôi mới đi được. Thầy post vé, Pháp Ấn hứa sẽ liên lạc xin post lại ngày 22, và sau đó Thầy bảo là họ đã đồng ý cho dời ngày đi. Như vậy việc rắc rối thứ hai cũng được giải quyết. Còn một rắc rối cuối cùng đó là việc lên sân bay cũng có thể bị chận lại, trường hợp này cũng đã xảy ra cho rất nhiều người nên chúng tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần nếu trường hợp này xảy ra thì cũng không có vấn đề gì trở nên nghiêm trọng nên chấp nhận tất cả, ra đi thoã mái, không được thì về. Vì trước khi ra đi quý Ôn quý Thầy trong đoàn cũng sợ trường hợp này có thể xảy ra! Nên sau khi cân hành lý và qua thủ tục kiểm tra hành lý cá nhân xong, đến lượt kiểm tra an ninh xác nhận xuất nhập cảnh đóng dấu. Đáng lý Thầy Pháp Uyển hướng dẫn việc điền vào form khai nhập cảnh-xuất cảnh trước khi kiểm tra lần chót, nhưng vì Thầy quên nhắc, nên khi chúng tôi đưa passport và vé máy bay cho CS Hải quan thì họ bảo Thầy chưa điền vào form kê khai xuất nhập cảnh, xin ra điền vào. Khi chúng tôi trở ra thì quý Thầy quý Ôn tưởng rằng chúng tôi đã bị chận lại không cho đi nên mọi người chạy đến hỏi tôi rối rít, chỉ vì sợ chúng tôi không đi được. Khi ấy tôi mới nói họ bảo rằng mình chưa kê khai xuất nhập cảnh nên ra kê khai cho họ. Lúc này mọi người bật ngửa ra kêu lên là vậy! Sau khi chúng tôi làm thủ tục này xong thì đến phòng chờ giờ lên phi cơ. Như vậy là tất cả mọi rắc rối và lo ngại đã được khai thông cho chuyến chiêm bái Phật Tích đầu tiên của cá nhân tôi cùng mọi người được thực hiện như trong một giấc mơ. Ờ đây chúng tôi gọi là bất ngờ vì chúng tôi chỉ căn cứ trên mặt hiện tượng nên gọi là vậy, nhưng nếu xét về mặt bản chất thì tất cả mọi thành công trong cuộc sống đều phát xuất từ những nhân duyên đủ mà chúng tôi gọi là liên hệ duyên khởi trùng trùng chung quanh, được thực hiện đủ khi những yếu tố cần hình thành được hội đủ điều kiện thì chúng sẽ phát sinh.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Chúng tôi sẽ ghi lại chuyến đi chiêm bái các Thánh tích, nơi lưu dấu chân của đức Đạo sư suốt cuộc đời của Ngài từ Đản sinh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân cho đến ngày nhập Niết bàn mà kinh sử thường gọi bốn nơi này là "Tứ Động tâm", cùng những nơi lưu lại dấu ấn đậm nét khi Ngài còn tại thế trong sự nghiệp hoằng hoá độ sanh của Ngài.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Toà Kim Cương được lót bằng cỏ Kiết tường nay được thay thế một bệ bằng đồng thếp vàng, bên cạnh gốc cây bodhi-druma, xoay mặt về đông hướng sông nairañjanā (ni-liên-thiền), nơi đây đức Đạo sư đã từng thề nguyện: "Nếu Ta không thành Chánh Đẳng Chánh Giác thì dù thịt nát xương tan, nhất định sẽ không rời khỏi nơi này." Và ở nơi đây đức Đạo sư đã nhập định suốt trong 49 ngày đêm khi sao mai ngày cuối cùng vừa xuất hiện thì Ngài đã thành tựu vô thượng Bồ-đề.



Hình ảnh Bảo tháp tại Bồ-đề Đạo tràng được dựng lên trước cây bodhi-druma, để kỷ niệm nơi đức Phật đã thảnh đạo. Hình được chụp vào lúc bình minh sắp lên sau khi chúng tôi Thiền tọa và Thiền hành xong.





Hình ảnh phái đoàn chụp lưu niệm trước kim dung đức Từ Phụ sau khi hành lễ xong, trong Bảo Tháp tại Bồ-đề Đạo Tràng, trước toà Kim Cương nơi đức Đạo sư ngồi Thiền định trong suốt 49 ngày đêm dưới bóng cây bodhi-druma (còn gọi là pippala) và, Ngài thành Chánh Đẳng Chánh Giác tại nơi này.
(Có nhiều người đang xúc động rưng rưng và, có người đang lau nước mắt)






Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.