Những tâm sự này, thỉnh thoảng đôi khi có những bức xúc gì thì, con chỉ biết tâm sự vớ Mẹ thôi, ngoài Mẹ ra con thật tình không biết tâm sự với ai, vì nếu con tâm sự với ai đó thì lặp tức sẽ bị họ chụp mũ liền nếu họ là những người không cùng quan điểm. Không phải là con sợ họ chụp mũ cho mình đâu, mà con sợ mình sẽ là nguyên nhân để cho họ nuôi lớn hận thù và vô minh tà kiến tội cho họ, nên không tâm sự với họ thế thôi! đó cũng là điều con không muốn tạo ra; hay họ có cùng quan điểm đi nữa nhưng họ cũng bất lực như con, họ chỉ là những thiểu số, nên không giải quyết được gì hết; còn riêng đối với mẹ con không sợ mẹ chụp mũ cho con đâu vì: thứ nhất mẹ có tấm lòng bao dung rộng lượng, tấm lòng từ bi vô lượng coi tất cả mọi người như con đỏ của minh rồi, thứ hai, mẹ có chụp lên đầu con bất cứ loại mũ nào đi nữa thì, con cũng coi đây như là một vinh hạnh cho đời con, vì chắc chắn con biết rằng những cái mũ mẹ chụp lên đầu con là những cái mũ luôn luôn câu hữu với Giải Thoát nên con không sợ; thứ ba vì trên đầu con đã có mũ GIẢI THOÁT của Đạo Sư con rồi giờ mẹ có chụp thêm cũng không dư và, có lấy ra cũng không bớt đi cái mũ Giải thoát của con, nên con chỉ an lòng đối với Mẹ và Bổn sư của con thôi. Bỡi vậy trước khi con lên đường đi Tây Trúc, những ý niệm chuẩn bị cho công việc Tây Trúc quá tràn đầy sung mãn, nó cứ muốn chực tuôn trào ra đây, con không biết làm sao hơn là tâm sự với mẹ trước những điều con sẽ chuẩn bị trình lên đức Đạo sư của con. Và ở đây con chỉ trình sơ qua cho mẹ biết là con sẽ làm những công việc như vầy: Con sẽ trình lên đức Đạo Sư về nội tình Phật Giáo Việt Nam của con, những chia rẽ mất mát, nát tan hủ hóa, đi ngược lại con đường Chánh Pháp Giải Thoát của Người đáng lý sẽ không xảy ra; nhưng sự thật lại làm cho đau lòng. Những điều này con đã từng rỉ rả bên tai mẹ rất nhiều, có lẽ vì con nói nhiều quá nên trở thành không công hiệu chăng? Hay vì Cộng nghiệp của Phật Giáo Việt nam đã đến lúc phải trải qua số kiếp như vậy?!!! Sau nữa con sẽ tìm hiểu lại Tiểu sử của đức Đạo Sư qua những thực tế chiêm bái, những nơi mà đức Đạo sư thường hiện diện cùng chúng Tăng qua sinh hoạt hằng ngày qua địa lý thực tế cùng những liên hệ thời gian và không gian, chúng đã tác động thế nào đối với Giáo lý Trí Tuệ - Giải Thóat của Ngài để bổ sung hoàn chỉnh hơn theo những điều đã học hỏi qua sách vở Thầy bạn. Đó là hình thức những điều mà con sẽ trình lên đức Đạo Sư, Còn nội dung chi tiết con chỉ trình bày đầy đủ nhiều điều hơn qua chuyến Tây du này với đức Đạo Sư mà thôi, ở đây con chỉ tóm lược như vậy mong Mẹ hiền Quán Âm thông cảm cho con. Kính lạy Mẹ từ bi vô lượng bái.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Trước khi chúng tôi bước vào ký sự chính thức, chúng tôi xin có đôi lời Cảm ơn tất cả mọi thành viên trong đoàn đã hổ trợ nhau trên tinh thần lục hòa suốt thời gian chiêm bái và, sau nữa là có những lời cảm ơn chính thức đối với năm vị trong đoàn đã có công trực tiếp trong việc giúp đỡ hướng dẫn, trực tiếp bỏ công và sức cùng tài chánh cho đoàn trong lúc chiêm bái đó là quý Thầy: Thích Pháp Tịnh, Thích Pháp Uyển, Thích Pháp Ấn, Thích Pháp Quang cùng sư cô Thích nữ Minh Thái. Những vị ân nhân đã tận tụy giúp đỡ phái đoàn, từ việc làm hội chiếu, visa, đến việc post máy bay và chuẩn bị lo ăn uống cho đoàn như Thầy Pháp Ấn, Pháp Uyển tại Việt Nam, những vị đã giúp đỡ việc đón tiếp đoàn, đặt chỗ trước khách sạn, đặt mua vé tàu hỏa, cùng việc thuê bao xe cộ đi về, và lo việc ăn uống trực tiếp cho đoàn là quý Thầy Pháp Tịnh, Pháp Quang và Cô Minh Thái tại Ấn độ. Đặt biệt là Thầy Pháp Tịnh, ngoài những sự giúp đỡ trên, Thầy còn là người làm hướng dẫn viên thuyết trình đầy đủ mọi chi tiết về những nơi đoàn đến chiêm bái, rất có nhiều điều mới lạ mà trong đoàn chúng tôi chưa từng biết đến và, cũng còn một nhân vật đặt biệt thứ hai nữa là chú Pháp Quang, người từ Đan Mạch qua trước để đón đoàn và bỏ ra rất nhiều công sức, trong đó việc chăm sóc sức khỏe đau ốm, nước nôi, kể cả tịnh tài cúng dường cho cả đoàn; chúng tôi nghĩ rằng đây quả thật là một phước đức lớn mà đoàn chúng tôi vớ được, biết thế nên đoàn rất ư là trân trọng và cảm kích khôn cùng. Ngoài quý Thầy quý cô chính thức trực tiếp giúp đỡ đoàn ra, đoàn cũng được tất cả quý Thầy quý cô đang theo học, học vị Tiến sĩ tại Ấn Độ trong đó có quý Thầy quý cô trong Ban Biên Tập Nguyệt san PHÁP LUÂN tiếp đón thăm hỏi đoàn và tiễn chân đoàn lúc ra về. Những sự ưu ái thân thương lo mọi việc cho đoàn là một nghĩa cử cao đẹp chúng tôi không làm sao nói hết được ngoài việc viết lên đây những lời cảm ơn chân tình và cầu chúc Quý Thầy Cô nổ lực tinh tấn hoàn thành bản nguyện học hành của mình cho một tương lai trong việc tiếp nối giềng mối đạo Pháp và dân tộc của mình một ngày càng thên sáng tỏ rạng ngời hơn những bậc đàn anh đàn chị của quý vị đã làm. Thay Mặt Hòa Thượng Trưởng đoàn Thích Minh Tâm cùng quý Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni cùng quý nam nữ Phật tử trong đoản, thành thật cảm ơn tất cả.
Những vị mà chúng tôi muốn trực tiếp cảm ơn, ở đây chỉ vắng mặt cô Minh Thái

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Sau khi chúng tôi lo các thủ tục làm các thứ giấy tờ như passport, visa và việc post vé máy bay ra đi, thì những cảm giác vừa vui vừa lo bắt đầu xuất hiện. Vui vì một đời tâm niệm là làm sao đến được tận nơi sản sinh ra một bậc Thầy cho cả Trời-Người để chiêm bái lễ lạy, mà một đời mình ngưỡng mộ và qui kính không những của riêng mình mà hàng nghìn hàng triệu người trên thế giới đã đang và sẽ qui kính trước chủ trương Nhân Bản lấy con người làm trọng tâm cho việc thể hiện cuộc sống của riêng mỗi người qua chức năng tự tác tự thọ và, bằng cách nào để thoát khỏi những hậu quả ràng buộc phát sinh ra khổ đau từ chúng để đạt được một cuộc sống an vui giải thoát. Còn một chút lo vì sẽ không biết mình có đi lọt hay không khi qua cửa khẩu Tân Sơn Nhứt! Do đó những buồn lo đôi khi cũng bất chợt xuất hiện. Nhưng nói đi nói lại thì niềm vui vẫn chiếm trọn cả trái tim vì cho dù không đi được đi nữa, chúng tôi cũng đã dự trù chấp nhận tất cả mọi rủi ro nếu có trong cuộc sống có thể xảy ra, vì vậy cho nên tâm lý không còn những khúc mắc, nếu có trong những xung đột lấy bỏ; thành thử, dù chúng có xuất hiện đi chăng nữa cũng trở thành nhẹ nhàn và ra đi một cách chóng vánh mà thôi.

Vào lúc 11.25 ngày 22/01/2008 (AL) tức la ngày 28/02/ 20008 (DL) là ngày phái đoàn chúng tôi sẽ bắt đầu khởi hành đi xa cho chuyến chiêm bái Phật tích đầu tiên của chúng tôi; vì vậy sau khi tôi lo làm lễ đại tường ngày 21/01 cho thân mẫu tôi tại chùa An Linh xong, chúng tôi trở về lại Già Lam để chuẩn bị lo hành trang trước ngày ra đi. Hành trang của chúng tôi ngoài hành trang cá nhân dành cho mọi người ra như: Hai bộ đồ thay đổi, y hậu xâu chuỗi, kem bàn chải đánh răng, khăn lau, máy ảnh, quyển vở ghi chép v.v... Trong đó chúng tôi theo lời của những vị đã từng đi chiêm bái rồi, nhất là Thầy Pháp Uyển từ Ấn Độ về nhân chuyến về xin làm passport du học đã mãn hạn trở lại và ăn tết tại quê nhà, Thầy đã cho chúng tôi những thông tin thủ tục cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi; ngoài những hành trang cá nhân thường dùng cho hằng ngày ra chúng tôi cũng chuẩn bị mang theo đồ ấm, vì khí hậu vào lúc bấy giờ đang lạnh trên toàn cầu và, Ấn Độ cũng đang chịu ảnh hưởng chung là đang lạnh, nhất là vào ban đêm, và cũng cần mang theo Trầm hương để dâng lên đức Thế Tôn khi đoàn hành lễ, cùng những loại lương thực khô được Đại Đức Thích Quảng Việt lo chu đáo như: Mức rong, mè muối đậu rang, canh chua khô nếu có và, phomat v.v... dùng đủ cho hai tuần lễ, còn những đồ ăn rau cải tươi sống chúng ta có thể mua tại chỗ. Nhưng có một đều mà chúng tôi ân hận nhất là dù đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ, nhưng không hiểu sao cuối cùng Trầm hương đồ lễ chính lại quên không đem theo; may mà có Đại Đức Thich Pháp Đăng có mang theo nên đoàn chúng tôi cũng đỡ áy náy phần nào về việc này. Chúng tôi thành thật cảm ơn Đại Đức Thích Pháp Đăng vạn lần như vậy vẫn chưa đủ. Đó là những việc cần làm trước khi chúng tôi lên đường và, những cảm xúc có được vào những giờ phút trước khi lên phi cơ dành trọn cho mọi thành viên trong chuyến chiêm bái lần đầu tiên này, vì một đời người, không ai là người con Phật mà không ao ước vui mừng cho mình được đến đất Phật để chiêm bái ít nhất là một lần.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 13/03/2008:
Tại New Delhi.
06.00: Điểm tâm.
07.00: Tham quan Buddha park (công viên Phật) thuộc khuôn viên trường Đại học Delhi.
08.00: Thăm trường Đại học Delhi.
11.30: Thọ trai.
14.00 Shopping/thăm viếng người quen.*
18.00: Tiểu thực.
19.30: Khởi hành đi sân bay New Delhi.
21.00: Làm thủ tục trước khi lên phi cơ.
Ngày 14/03/2008:
Quá cảnh Thái lan và trở về Việt nam.
00.05: Máy bay cất cánh.
!0.30: Máy bay hạ cánh tại phi trường Tân Sơn Nhứt.
* Những mục có dấu "*" là quyết định của quý Ôn và quý Thầy trong đoàn.
Kính chúc chuyến đi an lạc và thành công.!

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008
0 nhận xét
categories: | edit post

Ngày 11/03/2008:

New Delhi - Delhi tour.

06.30: Tàu đến New Delhi.

07.30: Nhận phòng khách sạn Potala Guest House.

08.00: Điểm tâm.

10.00: Tham quan viện bảo tàng quốc gia, đảnh lễ Xá-lợi đức Phật được tôn trí trong viện bảo tàng và, tham quan khải hoàn môn (Indian Gate.)

12.00: Thọ trai.

13.00: Nghỉ ngơi.

14.00: Thăm chùa Hoa sen (Lotus temple)

17.00: Thăm mộ Thánh Gandhi (nơi hỏa thiêu ngài)

19.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Ngày 12/03/2008:

Tham quan Tajmahal (Một trong bảy kỳ quan thế giới)

04.30: khởi hành.

07.00: Điểm tâm trên xe.

8.30: Tham quan Tajmahal.

11.00: Thọ trai.

12.00: Tham quan Agra Ford thủ đô cũ của India.

14.00: Khởi hành về lại New Delh18.00: Tiểu thực.

21.00: Nghỉ ngơi.

Read More
Người đăng: Phổ Đồng on
0 nhận xét
categories: | edit post

nhạc nền

VIDEO - PHIM ẢNH

About Me

Ảnh của tôi
Từ vô thỉ ta luân hồi cát bụi, Vẫn miệt mài bám lấy cõi trần gian; Vẫn hít thở âm thầm yêu cuộc sống, Trần gian ơi nghe cát bụi mơ màn. Theo khát vọng ta trầm luân gót mỏi, Đếm đường dài vết cũ bụi chưa tan; Ngoảnh mặt lại khói sương mờ phong kín, Đường qua đi mất dấu tự phương ngàn. Ta dong ruỗi lạc loài theo nắng sớm, Cùng mưa chiều tan nát mộng dưới chân; Đất khẽ gọi con gió chiều đi vắng, Về tự tình đưa tiễn mộng nghìn năm. Nghe tan vỡ từ vô thường hoa nở, Nắng nghìn năm trưa buồn lạ trong hồn; Chiều ủ rũ qua nắng tàn trăng hiện, Từng giọt vàng rơi cõi đất mông lung. Vẫn hiện thực qua sắc màu biến đổi, Chuyện trăng tàn nhớ bóng ráng chiều phong; Tựa hơi thở buồn vui nào biết nổi, Cả một đời qua sinh diệt thời gian. Chợt một sớm rảnh rang nhìn đất thở, Đá cựa mình nghe dao động không gian; Như hoa đớm hạt nắng vàng ảo hóa, Giọt mong manh từng giọt đẹp vô ngần. Theo duyên hiện hóa thân vào vô tận, Duyên trùng trùng cho đến mãi vô chung.